Phim Sex Viet Nam, Phim Sex Loan Luan, Phim Sex Vung Trom, Phim Sex Online, Phim Sex Hiep Dam, Sex Viet Nam, Phim Sex Moi 2015 phim sex viet nam, phim sex việt nam, phim sex viet nam phim sex hay, phim sex, phim sex loan luan phim sex oi 2015, phim sex hiep dam CDTH15A phim sex, phim sex phim sex hd lauxanh.us xnxx.com phim sex phim sex | xem phim sex

Liên kết Website

Mở liên kết

Lượt truy cập: 1246992

Đang online : 8

Đánh giá thực trạng việc dạy và học môn ngữ văn ở Trung tâm GDNN-GDTX hiện nay

 

                                                

Th.S Ngữ văn Nguyễn Thị Mai Hằng

 Chủ tịch CĐ, GV Trung tâm GDNN-GDTX Tp. Buôn Ma Thuột

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn  đề dạy và học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là vấn đề của nhiều người và của nhiều vấn đề. Dạy văn, học văn không còn là công việc riêng của nhà giáo và nhà trường. Nó liên quan trực tiếp đến chiến lược con người, đến sứ mệnh của chế độ và cả đời sống văn học của xã hội.

Văn học trong nhà trường là một vấn đề phức tạp, phức hợp, luôn diễn ra những diễn đàn tranh luận không dứt giữa những quan điểm trái chiều nhau từ trước đến nay. Nó luôn bị tri phối , ảnh hưởng bởi đời sống chính trị xã hội, chịu tác động mạnh mẽ, trực tiếp từ đời sống chính trị, văn hóa, xã hội bởi văn học luôn gắn chặt với mọi biến đổi của thời đại. Thời đại thay đổi, chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi thì văn học nhà trường cũng phải thay đổi, chỉnh sửa sao cho phù hợp, cung ứng kịp thời tư tưởng theo yêu cầu của đời sống chính trị. Vậy nên, lựa chọn tác phẩm văn học nào đưa vào nhà trường giảng dạy, làm thế nào để có nội dung và cách giảng dạy phù hợp…đó chính là ẩn số chưa tìm được đáp số cho “Việc dạy và học môn ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay”.

II. THỰC TRẠNG

Không phải đến bây giờ chúng ta mới ý thức và nhận thức được sự sút kém về chất lượng dạy văn trong nhà trường. Những lời nhận định, đánh giá không phải là ít trên các văn bản hành chính của ngành giáo dục cũng như trên báo chí và công luận. Điều đáng lo ngại đầu tiên là khoảng cách ngày càng rộng giữa văn hóa ngoài xã hội với văn hóa trong nhà trường, giữa nội dung giảng dạy và tâm lí học sinh. Xã hội càng biến đổi càng làm lộ ra khoảng cách đó, xã hội với vô vàn những điều phức tạp, những tệ nạn đang diễn ra, thường trực, tác động không ngừng lên đầu óc non nớt của học sinh…thử hỏi rằng nhà trường, nhà giáo chúng ta với những giờ văn ít ỏi và hiệu lực tác động thường rất hạn chế của lối giảng văn trên lớp, liệu chúng ta gieo vào tâm trí học sinh bao nhiêu ấn tượng sâu sắc? bao nhiêu kiến thức nhân văn để tạo cho các em chút bản lĩnh để có thể tự mình ứng xử trước những vấn đề phức tạp ngoài xã hội?

Hằng ngày các em học sinh đến lớp ngồi nghe thầy cô giảng văn chương rồi ra về lại phải đối mặt, phải va chạm với môi trường xã hội là chính, với những luồng văn hóa, nhiều nền văn hóa khác nhau, những ứng xử, những thông tin văn hóa thẩm mĩ…mà tất cả đều xa lạ với những điều mà thầy giáo nói trong bốn bức tường. Nhà trường và xã hội, văn học nhà trường và văn học ngoài đời hình như ngày một xa cách, giáo viên và học sinh mỗi ngày một xa lạ, chương trình và sách giáo khoa quá cũ mà cách giảng dạy lại càng cũ hơn. Hố sâu ngăn cách đó đòi hỏi chúng ta không thể làm ngơ, chúng ta không thể làm công việc giảng dạy văn chương một cách hình thức, vô tác dụng.

Tâm lý học sinh ngày nay dữ dội, mãnh liệt và quyết liệt. Họ sống sòng phẳng hơn, thẳng thắn hơn. Trước đây, với thế hệ chúng ta học sinh không dám tỏ thái độ không đồng tình với lời giảng của thầy giáo, nhưng học sinh ngày nay lại khác, các em dám biểu lộ thái độ trực tiếp, dám nêu ý kiến, dám phản hồi nếu thấy điều thầy nói không đúng với thực tế. Nhiều vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa nghệ thuật trong sách vở nhà trường đã trở nên quá cũ kỹ và xa lạ với học sinh, thế nên không thể bắt các em phải nghe theo, tin theo, ca ngợi những điều lí tưởng hóa, trong khi xung quanh các em đầy dẫy những điều tiêu cực, đen tối…khác xa với những gì mà sách vở đang ca ngợi. Khó mà bắt các em phải tin một cách đơn giản, mù quáng khi mà trong cuộc sống các em vẫn đang cảm nhận và trải nghiệm, đang rút kinh nghiệm ngay từ thực tế qua hàng xóm, bạn bè, gia đình và ngay chính bản thân mình. Vì thế, những lời giáo huấn trong sách giáo khoa vô hình chung trở thành những điều sáo rỗng, giáo điều, công thức…và giáo viên chúng ta đang quay lưng với cuộc đời thực, quá xa cách với thế hệ học sinh ngày nay, mà học sinh ngày nay lại đang có nhiều biến đổi bất ngờ về nhận thức chính trị, xã hội, văn hóa, thẩm mĩ.

Sự cần thiết thay đổi, cải tiến phương pháp giảng văn truyền thống đã được đặt ra từ khá lâu. Bất cứ nhà khoa học hay nhà giáo tâm huyết nào cũng sớm nhận ra vai trò cực kỳ quan trọng và vô cùng sinh động của phương pháp trong hoạt động dạy và học. Mặc dù trong giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy bộ môn ngữ văn, đòi hỏi phải có chương trình và có sách giáo khoa tốt. Bài vở không hay, tác phẩm chọn để dạy cho học sinh khô khan, không đúng tâm lý lứa tuổi, thiếu phẩm chất thẩm mĩ thì giáo viên giỏi đến đâu, phương pháp linh hoạt đến đâu cũng khó đạt hiệu quả như mong muốn. Nhưng mặt khác, nếu phương pháp quá cũ, quá lạc hậu mà nội dung tốt thì cũng sẽ bị vô hiệu hóa. Hiện nay trong nhà trường vẫn tồn tại không ít thực trạng giáo viên dạy các tác phẩm kiệt xuất mà lại giảng theo lối áp đặt khiến cho giờ dạy không đạt được hiệu quả văn chương thực sự, học sinh thực sự không có được sự đồng cảm, giao cảm. Kết quả là học sinh chỉ nói theo, nghĩ theo, viết theo và cảm theo giáo viên một cách thụ động, máy móc…từ đó dẫn đến việc tác động của văn chương không có mà hiệu quả đào tạo lại càng không.

Nói đến sự giảm sút trong chất lượng dạy và học văn trong nhà trường trước hết phải nói đến sự giảm sút về chất lượng nhân văn. Thái độ lạnh lùng, thờ ơ của học sinh trước những nỗi đau buồn của con người trong cuộc đời cũng như trong văn chương là điều khiến mỗi chúng ta phải suy nghĩ, phải trăn trở. Tiếng kêu xé lòng của nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay nỗi xúc động, đau xót dâng trào của Tố Hữu trong bài thơ “Bác ơi!”…nếu học sinh không đồng cảm được, không xúc động nổi thì đó là dấu hiệu không lành mạnh trong tâm hồn, tình cảm của các em học sinh. Đây không phải chỉ là chuyện chữ nghĩa, văn chương, ngôn từ mà còn là vấn đề nhân văn, là chất lượng đào tạo, phát triển tình cảm, tâm hồn ở học sinh.

Hiện nay, cách dạy khuôn sáo đã tạo ra những kiểu học văn, làm văn giả dối, dối trá. Thi, kiểm tra thì quay cóp, chép tài liệu, chép  sách những bài văn hay, những bài văn mẫu…. Sống hằng ngày thì ích kỷ, dối trá với bạn bè, cha mẹ, thầy cô, nhưng khi làm văn  thì toàn những từ ngữ tốt đẹp, hoa mĩ, huênh hoang, sáo rỗng khi nói về đạo lí, tình cảm. Những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu, các cấp lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo có lẽ chưa ai biết rõ được trong số những em học sinh có bài văn hay, đạt điểm cao ở trường thì trong số đó có bao nhiêu em thật sự sống đẹp, sống tốt, sống trung thực trong cuộc sống hằng ngày như những gì tốt đẹp các em đã viết ra trong bài viết của mình? Nói như vậy không phải đổ lỗi hoàn toàn do giáo viên dạy văn mà điều đáng phải ghi nhận ở đây là khoảng cách giữa những bài văn, những tác phẩm văn chương với cuộc sống thực ngoài xã hội còn quá xa. Còn biết bao nhiêu học sinh làm văn trơn tru, mạch lạc, viết rất sâu sắc về đạo lí làm người nhưng thực tế lại đang thờ ơ, lạnh nhạt với những người khác, lạnh lùng với nỗi đau của nhiều người. Nếu không ngăn chặn, có lẽ các em sẽ bước ra cuộc sống thực với sự dối trá, độc ác đáng khinh bỉ. Làm sao nhà trường và giáo viên dạy văn chúng ta có thể làm ngơ và chấp nhận sự thật này? Trong khi trong tất cả nhà trường, không nhà trường nào có thể từ bỏ môn văn, bởi theo viện sĩ Mikhalcov đã từng nói:”…không thể bớt khoa học nhân văn, bớt văn trong chương trình vì bớt văn tức là bớt chất người…”

Trong giảng dạy tập làm văn, cách ra đề của giáo viên còn ít được cải tiến, thay đổi. Vẫn còn nhiều đề bài tạo điều kiện cho học sinh sao chép lại sách giáo khoa, lặp lại bài giảng của giáo viên. Số giáo viên ra những đề bài buộc học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo vẫn còn ít. Còn có giáo viên dạy tập làm văn theo kiểu dập khuôn, máy móc, cung cấp cho học sinh những công thức, những bài mẫu, dàn ý mẫu cho các em bắt chước. Cách dạy này không phù hợp với yêu cầu phát huy tính tích cực và độc lập suy nghĩ, sáng tạo cho học sinh.

Thực trạng không chỉ dừng ở học sinh, ở chương trình học hay sách giáo khoa mà cần nói thêm một khía cạnh nữa đó là chất lượng giáo viên giảng dạy hiện nay. Đồng lương giáo viên ít ỏi, trong khi giá cả thị trường leo thang, khiến không ít giáo viên rơi vào tình trạng khó khăn, ngoài việc dạy trên lớp họ còn phải làm thêm kinh tế bên ngoài, thời gian đầu tư cho giảng dạy không thỏa đáng. Thậm chí có những giáo viên lên lớp không tâm huyết, chỉ nói thao thao những điều có sẵn trong sách giáo khoa, hết giờ dạy ra về không suy nghĩ, cũng không trăn trở gì về chất lượng học sinh trong môn học của mình. Lại có không ít giáo viên không cập nhật tin tức đời sống, xã hội, kinh tế một cách kịp thời dẫn đến thiếu thông tin sâu rộng, nói những điều quá cũ khiến học sinh không tin và không phục. Chương trình biên soạn để giảng dạy trong trường sư phạm cũng chưa thật phù hợp, trang bị cho giáo viên kiến thức thiếu thực tế, không đạt hiệu quả cao  khi ra trường bước vào giảng dạy.

Như vậy có thể thấy khoảng cách giữa yêu cầu giáo dục và hiệu quả thực tế của việc giáo dục chuyên môn văn trong nhà trường còn quá lớn. Chúng ta cần ghi nhận như một thực trạng đáng buồn cần được khắc phục càng sớm càng tốt.

II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG (GDTX).

Với môn văn trong nhà trường phổ thông thì bài toán khó nhất, nan giải nhất đó là “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp”. Tâm lí tiếp nhận và khuynh hướng tư tưởng, thẩm mĩ của học sinh đã có nhiều biến đổi, thế nên việc giảng dạy và học tập văn học trong nhà trường không thể dậm chân tại chỗ. Một số giải pháp đưa ra theo ý kiến chủ quan của người viết:

- Cần lựa chọn tác giả, tác phẩm phù hợp để đưa vào giảng dạy.

- Giáo viên phải được học tập, định hướng cách giải mã tác phẩm sao cho đúng.

- Cần xác định rõ mục đích của việc dạy văn là gì?

- Cung cấp kiến thức cho học sinh (Nội dung, lí luận, lịch sử)

- Rèn kỹ năng và phương pháp (Kỹ năng làm văn và kỹ năng giao tiếp)

- Giáo dục tình cảm nhân văn và tình cảm thẩm mĩ.

- Hướng dẫn cho học sinh: Đọc văn không chỉ là “đọc-hiểu” mà còn là “đọc-cảm” và “đọc-thẩm mỹ”.

- Giáo viên cần có nghệ thuật lựa chọn – Lựa chọn vấn đề then chốt, cốt lõi để dạy.

- Biết vận dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong giảng dạy sao cho phù hợp với từng tiết dạy.

- Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, không nhất thiết chỉ là 15 phút, 90 phút mà có thể 3 phút cho yêu cầu học sinh ghi nhanh nhận xét hay cảm nghĩ nhỏ. Hoặc 5 phút, 20 phút cho một nội dung đơn giản có thể làm tại lớp.

- Cho nhiều kiểu bài kiểm tra khác nhau: Kiểm tra tái hiện kiến thức, nhận xét một đoạn trích, bình luận một văn bản ngắn, nghị luận văn học hay đời sống…

- Khi ra đề kiểm tra giáo viên cần đầu tư, suy nghĩ để đề có tính chuẩn xác về nội dung lẫn phương thức diễn đạt. Ngoài ra đề cần có tính gợi mở, gợi hứng thú sáng tạo và hứng thú làm bài.

- Cần sắp xếp các tác giả, tác phẩm cùng thời đại gần nhau.

- Lựa chọn tác phẩm phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi để đưa vào nhà trường.

- Cân nhắc nên đưa đoạn trích nào vào chương trình (đoạn đầu, giữa hay cuối…)

- Với đoạn trích cần tóm tắt chính xác phần không giảng dạy, ngắn gọn nhưng đầy đủ, tránh hời hợt hay bỏ qua chi tiết quan trọng.

- Đối với tác phẩm văn học nước ngoài, cần sử dụng bản dịch tốt, sát nghĩa với bản gốc nhất.

- Giáo trình giảng dạy ở trường đại học sư phạm cần thay đổi sao cho thiết thực hơn, cung cấp kiến thức cũng như phương pháp phù hợp, thực tế, gần gũi với giảng dạy hơn.

*Về phần giáo viên cần:

- Thường xuyên tự trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

- Thường xuyên học hỏi bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

 - Nắm vững kiến thức chung cho chương trình cấp học.

- Chuẩn bị bài kỹ trước khi giảng dạy, tránh hiểu sai lệch nội dung kiến thức.

- Khi giảng dạy cần đặc biệt quan tâm, chú ý đến đối tượng học sinh  để lựa chọn phương pháp và chắt lọc nội dung truyền đạt sao cho phù hợp, hiệu quả.

- Hướng dẫn học sinh cách học văn sao cho tốt.

- Gắn nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống.

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết dạy

                                                                                               Tháng 02/2018

 

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Số 01 Tôn Đức Thắng, phường Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: 0262 3955164 - 0262 3954084. Fax: 0262 3953942

Email: todaynghebmt@gmail.com Website: www.gdtxbmt.edu.vn

Thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin - Viễn thông Đắk Lắk. Điện thoại: 02623.813665