Phim Sex Viet Nam, Phim Sex Loan Luan, Phim Sex Vung Trom, Phim Sex Online, Phim Sex Hiep Dam, Sex Viet Nam, Phim Sex Moi 2015 phim sex viet nam, phim sex việt nam, phim sex viet nam phim sex hay, phim sex, phim sex loan luan phim sex oi 2015, phim sex hiep dam CDTH15A phim sex, phim sex phim sex hd lauxanh.us xnxx.com phim sex phim sex | xem phim sex

Liên kết Website

Mở liên kết

Lượt truy cập: 1249884

Đang online : 6

Giữ văn hóa Mường giữa dòng chảy cuộc sống

 

Tại thành phố Buôn Ma Thuột, cộng đồng dân tộc Mường sống tập trung nhiều nhất ở các thôn 1, 2, 3 của xã Hòa Thắng với hơn 1.000 hộ. Phần lớn trong số họ có quê hương từ xứ Mường Hòa Bình, di cư từ những năm 50 của thế kỷ trước. Sau một thời gian dài định cư, lập nghiệp trên miền đất đỏ ba zan, cộng đồng dân tộc Mường vẫn duy trì, gìn giữ nhiều phong tục, tập quán, văn hóa, lễ nghi của tổ tiên, tô đẹp thêm sắc màu văn hóa các dân tộc ở Buôn Ma Thuột.

Lễ cúng Khai hạ tại đình Thịnh Lang

Người Mường ở Hòa Thắng rất coi trọng mối dây làng xã, dòng họ mà thể hiện cụ thể nhất ở hình tượng đình làng. Mỗi nhóm cộng đồng dân tộc Mường đều có một ngôi đình để tổ chức các hoạt động tâm linh, hội họp. Ông chủ đình cùng với các bậc cao niên sẽ cùng đứng ra tổ chức những lễ nghi quan trọng của làng Mường như: lễ Khai hạ, lễ cúng cơm mới, lễ Hạp ấn,...

Phụ nữ Mường tấu chiêng mừng lễ hội

Trong tín ngưỡng của người Mường, lễ hội lớn nhất, có vai trò quan trọng nhất trong năm chính là lễ Khai hạ (tức lễ Hạ nêu) được tổ chức vào ngày 7 hoặc ngày 8 tháng Giêng (âm lịch). Rạng sáng ngày mùng 7, ông chủ đình bắt đầu tiến hành các nghi thức đánh trống động thổ, cúng động thổ và bổ những nhát cuốc tượng trưng đầu tiên của năm mới. Sau đó, những người con của làng Mường tiếp tục chuẩn bị mâm cơm cho lễ cúng khai hạ và các hoạt động vui chơi mang đậm tính truyền thống của dân tộc.

Phần thi kéo co của các bậc cao niên trong làng

Mặc dù ở Hòa Thắng có khoảng 7 ngôi đình làng của người Mường như Lạc Sơn, Cao Phong, Thịnh Lang,... Nhưng do hạn chế về không gian, cơ sở vật chất nên đa số các đình làng lấy phần lễ làm chính để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân bình an, mạnh khỏe. Riêng đình Thịnh Lang, nhờ có khuôn viên rộng và khu vực dân cư quần tụ đông hơn nên phần hội năm nào cũng thu hút đông đảo con em người Mường tham gia tranh tài với các trò chơi dân gian như: đô vật, đập lu, nhảy bao bố, leo cột mỡ,... Mở đầu phần hội luôn được ưu tiên cho các bậc cao niên trong làng với màn ném còn và kéo co mang đậm tính biểu tượng về truyền thống của tổ tiên, sự thịnh vượng của cộng đồng cũng như khuyến khích cháu con hăng hái tham gia vui hội.

Điều đáng trân trọng nhất đó là văn hóa Mường ở Hòa Thắng luôn có sự tiếp nối giữa các thế hệ. Em Lê Ngọc Phương Trinh - (thôn 3 – xã Hòa Thắng) cho biết: dù bận đến đâu đi chăng nữa, cứ đến ngày lễ Khai hạ, cả gia đình em đều tham dự đông đủ. Trước đây, bà ngoại em tham gia cùng đội chiêng của làng. Nay, bà đã già, mẹ em thay bà góp mặt trong đội chiêng đón khách. Em được bà và mẹ truyền dạy nhiều kỹ năng nên cũng vinh dự được tham gia diễn tấu chiêng cùng mẹ và các bậc cao niên trong làng.

Đặc biệt, trong những năm qua, lễ Hạ nêu của người Mường ở Hòa Thắng đã thu hút nhiều kiều bào, khách du lịch cùng tham dự. Chị Lê Thị Thuận – Việt kiều Mỹ tâm sự: Đây là cái tết thứ 2 gia đình chị trở về quê hương trong suốt gần 20 năm bôn ba xứ người. Vợ chồng chị và hai con luôn háo hức, mong chờ ngày lễ Hạ nêu để tận hưởng không khí lễ hội của dân tộc mình và rất tự hào, hạnh phúc khi thấy những nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn được giữ gìn theo năm tháng.

Trò chơi đô vật đầy kịch tính của các đấu sỹ làng Mường

Bà Nguyễn Thị Loan – Chủ tịch UBND xã Hòa Thắng cho biết: Dân tộc Mường sinh sống trên địa bàn xã chiếm khoảng 28% dân số. Đa số họ đều có đời sống kinh tế ổn định và có ý thức cao trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng thường xuyên quan tâm, động viên tạo mọi điều kiện để cộng đồng dân cư người Mường phát huy các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống; tổ chức các lớp truyền dạy chiêng Mường cũng như đa dạng hóa các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ của các dân tộc thiểu số nói chung.

(Theo báo điện tử UBND Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 26/02/2018)

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Số 01 Tôn Đức Thắng, phường Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: 0262 3955164 - 0262 3954084. Fax: 0262 3953942

Email: todaynghebmt@gmail.com Website: www.gdtxbmt.edu.vn

Thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin - Viễn thông Đắk Lắk. Điện thoại: 02623.813665